Sep 16, 2011

Phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp

Phương pháp này là chủ yếu lấy những dữ liệu thu thập lần đầu trực tiếp từ các tổng thể nghiên cứu, khắc phục nhược điểm thu thập dữ liệu thường khá phức tạp và tốn kém nên người ta thường chọn 1 mẩu đại diện cho tổng thể. Thông thường ta có 8 bước để thu thập.
CẤU TRÚC CỦA MỘT BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT:
  • Phần giới thiệu.
  • Phần nội dung câu hỏi.
  • phần số liệu cơ bản.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI:
1. Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm:
- Là mục tiêu, dữ liệu mà ta muốn có trong kết quả khảo sát
2. Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn:
- Quan sát (Observation): bằng giát quan hay bằng thiết bị như  camera.
- Gửi thư  (mail interviews): gửi thư đến tận nhà hoặc bằng đường bưu điện. Để nhận được hồi đáp nên có banefits hoặc nên trang trọng khi gửi thư, hoặc báo trước...
- Gọi điện thoại (teleinterviews): nhân viên điều tra sẽ gọi và hỏi theo 1 bảng câu hỏi soạn sẵng.
- Phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews): nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp, áp dụng với mục tiêu nghiên cứu phúc tạp, cần thông tin nhanh, gọn.
- Phương pháp gửi email khảo sát.
- Phỏng vấn nhóm cố định, định kỳ (panels)
- Phỏng vấn nhóm chuyên đề (focus groups): áp dụng từ 7 đến 12 người, có thể PV nhiều nhóm tùy vào nguồn lực và ngân sách. Phương pháp này thu được dữ liệu đa dạng và khách quan.
3. Bước 3: Phát thảo nội dung bảng câu hỏi.
4. Bước 4: chọn dạng câu hỏi: có 2 dạng là câu hỏi mở hoặc đóng.
- Câu hỏi mở:
  • Pros: thu được dữ liệu bất ngờ, đáp viên có thể thoải mái trả lời.
  • Cons: gặp đáp viên diễn đạt kém sẽ không thu được hết ý kiến cần thiết và khó cho khâu xử lý dữ liệu.
- Câu hỏi đóng:
  • Câu hỏi phản đối: đồng ý hay không đồng ý.
  • Câu hỏi xếp hạng thứ tự: sắp xếp các nhân tố tác động từ lớn nhất tới nhỏ nhất.
  • Câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách.
  • Câu hỏi dạng thang bậc:
          o Định danh (nominal scale): (1) nữ (2) nam, (1) độc thân (2) đã có gia đình...
          o Thứ tự (ordinal scale): từ ưa thích nhất trở xuống chọn 1,2,3 tương ứng cho Brand A,B,C
          o Khoảng (interval scale): thường dùng 1 dãy số điều nhau 1-5, 1-7, 1-10.
          o Tỷ lệ (ratio scale): lấy từ gốc là 0, cho đáp viên 100đ rồi chia cho từng brand A,B,C.
* Kỹ thuật thiết kế thang đo: gồm 2 kỹ thuật
- Tạo thang đo so sánh:
  • so sánh từng cặp: lấy từng cặp 2 yếu tố cho là quan trọng nhất
  •  Xếp hạng theo thứ tự: như ordinal scale
  • Thang đo có tổng số điểm cố định như ratio scale.
  • Q sort (nên hỏi từ 60 người đến 90 người): dùng thang điểm 5 mức độ bốc ra từng mức độ ví dụ lấy ra 10 slogan cho mức 1, 10 slogan cho mức 2... 30 cho mức bình thường hay no idea.
- Tạo thang đo không so sánh:
  • Thang đo tỷ lệ liên tục: đồng ý tới không đồng ý, rất thích tới rất ghét.
  • Thang đo likert: đo lường về mức độ đồng ý với chiều ngang thể hiện mức độ, chiều dọc thể hiện yếu tố.
  • Thang đo có 2 cực đối lập: ví dụ sách tới dơ, rẻ tới đắt.
  • Thang đo stapel: thường chỉ dùng 1 tính từ và đánh giá mức độ theo cự - tới cực +, như -3 tới +3, -5 tới +5.
5. Bước 5: xác định từ ngữ.
6. Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi:
- Sắp xếp trình tự hợp lý.
- Hoặc sắp xếp theo thứ tự tâm lý: nên hỏi câu hỏi chung trước rồi đến câu hỏi riêng tư, câu hỏi không được quan tâm thích thú lắm đối với đáp viên nên hỏi cuối cùng.
7. Bước 7: Thiết kế trình bày bảng câu hỏi:
- Có thể dùng màu cho ứng tượng, tạo sự thích thú mới mẻ vui tươi, để đưa mẩu cho đáp viên đánh gia có thể dùng 1 cuốn catalog để tạo phần chuyên nghiệp hơn là dùng từng tờ rời.
8. Bước 8: Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi.
- Dùng 1 mẩu câu hỏi nhỏ trên tổng thể bảng câu hỏi nghiên cứu trước khi phỏng vấn để xem người đó có trả lời đúng không hay có hoàn thành tốt nhiệm vụ không.
Ví dụ: có thể dùng 2 câu hỏi lặp lại nhưng trình bày khác đi.
Done^^: bắt đầu phỏng vấn thôi.

No comments:

Post a Comment